- Điểm khác biệt cốt
lõi giữa hai hệ thống 4WD và AWD nằm ở thời gian tác động lên xe.
Khi tìm hiểu về xe hơi, bạn chắc chắn sẽ không ít lần bắt
gặp những thuật ngữ "dẫn động 4 bánh" (4WD) và "dẫn động 4 bánh
toàn thời gian" (AWD). Nhiều người cứ ngỡ hai hệ dẫn động kể trên không có
gì khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, đây lại là hai hệ dẫn động sở hữu rất ít
điểm chung. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về hai hệ dẫn động 4WD và AWD cũng
như sự khác biệt giữa chúng.
- Hệ dẫn động 4 bánh 4WD
Hệ dẫn động 4 bánh 4WD đôi khi còn được biết đến với cái tên
"four by four" hay 4x4 trên xe địa hình. Hệ dẫn động 4 bánh 4WD có
nhiều phiên bản khác nhau. Tuy nhiên, trong bài, chúng tôi chỉ đề cập đến loại
cơ bản nhất của hệ dẫn động 4 bánh 4WD.
Ở hệ dẫn động 4 bánh 4WD truyền thống, công suất được
truyền đi từ hộp số tới bộ phận có tên hộp truyền động hay hộp số
phụ. Bộ phận trung gian này có trách nhiệm phân phối lực kéo giữa
cầu trước và sau sao cho mô-men xoắn tới mỗi bánh xe đạt mức tối đa. Mô-men
xoắn phải đủ lớn để có thể kéo cả một đoàn quân hoặc đưa chiếc xe
nặng hàng tấn vượt qua đống đá lớn.
Dù được thừa hưởng những ưu điểm tích lũy từ các thế hệ
trước nhưng công nghệ dẫn động 4 bánh 4WD truyền thống vẫn có một vài vấn
đề. Cụ thể, khi hộp truyền động phân phối công suất đều tới 2 trục,
các bánh xe chắc chắn sẽ quay cùng tốc độ. Điều đó gây khó khăn cho xe
trong một vài tình huống như rẽ lái. Như đã biết, khi xe rẽ, bánh bên trong
theo hướng rẽ phải di chuyển chậm hơn bánh bên ngoài, tạo nên một quỹ
đạo cong. Nếu không thể thực hiện được việc này, xe sẽ mất kiểm
soát độ bám đường và trượt một cách tự do.
Hệ dẫn động 4 bánh 4WD hiện đại có thể khắc phục được tình
trạng đó. Một số hệ thống yêu cầu người lái phải kích hoạt trước khi đi vào hoạt
động. Hệ thống có thể được kích hoạt bằng điện tử hoặc nút bấm ngay cạnh giá đỡ
cốc trên xe. Như vậy, bạn có thể chủ động sử dụng chế độ dẫn động
4WD ở tốc độ thấp trên mặt đường tuyết hoặc bùn lầy. Trong điều kiện
bình thường, bạn lại đưa xe trở về với chế độ dẫn động 2 bánh.
Một số hệ thống 4WD tinh tế hơn được kích hoạt bằng
nút bấm và công tắc lựa chọn cùng với những thiết lập khác chứ
không đơn thuần chỉ là cần gạt tắt/mở. Hệ thống thông thường có 2
chế độ 4WD khác nhau. Đầu tiên là “High” có tác dụng phân phối công suất
thấp hơn và cho phép độ trượt giới hạn giữa hai bánh xe trong cùng
một trục khi di chuyển. Trường hợp này giống như bạn khóa bánh xe bên
trong lại như một điểm cố định. Xe sẽ xoay quanh điểm cố định đó khi
vào cua. Tuy nhiên, đối với chế độ này, tốc độ khuyến cáo chỉ dừng
ở mức dưới 60 dặm/h, tương đương 96 km/h. Khi chuyển sang chế độ “Low”,
hệ thống cũng hoạt động tương tự chế độ “High” nhưng độ trượt giới
hạn được nới thêm.
Hệ dẫn động 4 bánh 4WD có một số ưu điểm như bám đường tốt
nhất trong điều kiện đường địa hình phức tạp, tắt tùy ý để giảm mức
tiêu thụ nhiên liệu ở điều kiện mặt đường ít phức tạp hơn và
đã được kiểm nghiệm về tính hiệu quả.
Trong khi đó, nhược điểm là tăng trọng lượng và độ phức
tạp cho xe, không thể sử dụng trong tất cả các điều kiện mặt đường
và đắt tiền hơn so với hệ dẫn động 2 bánh.
2 Hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian AWD
Hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian AWD là sự cải tiến
mới hơn và do đó cũng phức tạp hơn so với hệ dẫn động 4 bánh 4WD. Hệ thống AWD
xuất hiện ở hầu hết các siêu xe đình đám như Audi R8 cho tới dòng crossover
và SUV thân thuộc như Volvo XC90. Sự khác nhau lớn nhất giữa hệ dẫn
động 4 bánh 4WD và 4 bánh toàn thời gian AWD chính là thời gian tác động
lên xe. Theo đó, hệ thống AWD sẽ tác động lên xe ở mọi thời điểm thay vì ngắt
quãng như 4WD.
Volvo CX90 là mẫu xe gia đình sớm được trang bị hệ
dẫn động AWD.
Bản thân hệ thống AWD cũng có 2 loại là cơ khí và điện tử.
Phương thức hoạt động thông dụng nhất của hệ thống AWD cơ khí là dựa trên 3
khóa vi sai. Một khóa vi sai ngay ở
hộp số, một chi tiết kỹ thuật thần kì có thể phân phối một cách không
đồng đều mô-men xoắn từ cơ cấu truyền động tới các bánh hoặc hai trục
của xe.
Hệ thống AWD khi làm việc sẽ truyền mô-men xoắn tới
các bánh xe với hiệu quả bám đường cao nhất bằng cách phân phối công
suất giữa trục trước/sau và giữa hai bánh khác nhau thông qua bộ vi sai
trước/sau. Điều này rất hữu dụng trong điều kiện đường trơn trượt khi
hai bánh khác nhau trong cùng một trục có độ bám đường khác nhau ở
những thời điểm không giống nhau. Mercedes-Benz E63 AMG là một ví dụ
hoàn hảo. Phiên bản AWD của Mercedes-Benz E63 AMG hiện giờ chỉ còn ở
thị trường Mỹ vì sở hữu công suất quá lớn, có thể áp đảo lực bám
đường của chỉ hai bánh sau chiếc xe.
Những mẫu sedan tính năng cao được trang bị AWD như
Mercedes-Benz E63 AMG giờ chỉ còn được bán ở Mỹ.
Nhìn chung, hệ thống AWD không hoàn toàn thiết thực và
không giúp xe kiểm soát độ bám đường tốt ở chế độ di chuyển địa hình với
tốc độ cực thấp như 4WD. Tất nhiên, hệ
thống AWD cũng có một vài ưu điểm không thể phủ nhận. Cụ thể là cung cấp
độ bám đường lớn hơn, tăng khả năng điều khiển xe trong mọi điều kiện
mặt đường, cho khả năng lái thể thao và độ bám đường lớn hơn trong phạm
vi rộng các loại xe và hoạt động toàn thời gian. Nhược điểm của hệ thống AWD
là tăng mức nhiên liệu tiêu thụ, tăng trọng lượng cũng như độ phức tạp của xe
và không thực sự tốt ở điều kiện địa hình quá hiểm trở.
Chọn hệ dẫn động nào?
Với những ưu, nhược điểm nêu trên, việc quyết định
lựa chọn hệ thống dẫn động 4 bánh nào phụ thuộc vào việc bạn cần
cho mục đích gì. Nếu bạn có ý định sử dụng xe để đi off-road thường
xuyên, 4WD là lựa chọn tốt nhất. Nếu bạn chỉ thường xuyên sử dụng xe
để di chuyển hàng ngày thì AWD là lựa chọn có lí hơn.
Land Rover làm nên tên tuổi với những mẫu xe dẫn động 4
bánh như Defender.
Trong điều kiện mùa đông, sẽ thật tốt nếu xe của bạn có hệ
thống AWD hiện đại. Hệ thống có thể đáp ứng ngay tức thì mà không cần
người lái phải gạt một công tắc lựa chọn chế độ nào. Thêm vào đó,
hầu hết các phương tiện được trang bị AWD sẽ có tỉ lệ phân phối
trọng lượng hợp lí hơn, khiến lực bám đường cũng nhờ đó sẽ tốt
hơn.
Một sự thực là có nhiều tài xế cũng không cần đến
hệ thống dẫn động 4 bánh toàn thời gian lắm. Ví dụ những người sống trong
một khu vực có đường sá thuận lợi và mùa đông không quá khắc nghiệt. Trừ
khi bạn lái xe như người trên trời rơi xuống ngay cả khi điều kiện
đường sá rất thuận lợi thì khi đó hệ dẫn động AWD mới cần thiết.
Xem thêm : Các dòng
xe chuyen dung tại Việt Nam
Liên kết khác:
xe tải 9 tấn |
xe tải 10 tấn | Mẫu
xe tai nhe được ưa chuộng hiện nay:
http://www.dothanhauto.com/san-pham/xe-tai-nhe-17